Rêu hại thủy sinh và cách phòng chống từ A đến Z

THỦY SINH ABC

Thiết Kế & Thi Công Hồ Thủy Sinh

Tại TP Hồ Chí Minh - Bình Dương

Giỏ hàng 0
Rêu hại thủy sinh và cách phòng chống từ A đến Z
Ngày đăng: 16/07/2023 11:43 AM

Rêu hại thủy sinh và cách phòng chống từ A đến Z

Khi hồ thủy sinh bị mất cân bằng vì một lý do nào đó, rêu hại sẽ xuất hiện để hấp thụ lượng năng lượng dư thừa, khi hấp thụ hết nó sẽ tự động biến mất. Ví dụ một hồ chỉ trồng những cây cần ít ánh sáng như rêu, ráy, dương xỉ, hoặc những cây phát triển chậm như bucep chẳng hạn, nhưng hồ lại được cung cấp quá nhiều năng lượng từ đèn thì lượng năng lượng dư thừa, mất cân bằng này sẽ được rêu hại xuất hiện để hấp thụ. Khi đó, nếu hồ được trồng thêm nhiều cây hấp thụ ánh sáng cao, hoặc hồ được giảm sáng, thì rêu hại sẽ dần biến mất vì môi trường này đã hết lượng thức ăn cho chúng.

I. Nguyên nhân gây bùng phát rêu hại trong hồ thủy sinh

Vậy nguyên nhân gốc rễ của rêu hại là gì?

  1. Đầu tiên là ánh sáng: ánh sáng là gốc rễ chủ yếu của sự phát sinh rêu hại. Khi trồng một loại cây thủy sinh nào cũng nên để ý đến nhu cầu ánh sáng của chúng, đừng ham bật quá nhiều đèn để phục vụ mắt mình, để rồi phải trị rêu hại hoài.
  2. Hệ vi sinh chưa ổn định: Đa số các hồ mới làm được một vài tuần thường rất dễ bùng phát rêu hại. Mọi người thường nghĩ là do nền mới còn nhiều dinh dưỡng là nguyên nhân gây rêu hại, nhưng thật ra dinh dưỡng này chỉ góp một phần nhỏ. Nếu hồ vừa làm, dùng lại phân nền cũ đã hết dinh dưỡng thì thời gian đầu vẫn có nhiều khả năng bị rêu hại tấn công. Đa số các chất dinh dưỡng trong nước phải được vi sinh chuyển hóa thì cây cối mới hấp thụ tốt được, và khi thiếu hệ vi sinh làm việc hiệu quả thì các chất này sẽ được rêu hại hấp thu tốt hơn.
  3. Tạp chất hữu cơ trong nước: Tạp chất hữu cơ này có trong nền, phân cá tép, thức ăn thừa, xác cá tép, lá cây chết phân hủy, kim loại nặng, Nh3… Đa số những chất hữu cơ này đều được cây hấp thụ rất nhanh, nhưng trong một số trường hợp lượng hữu cơ quá nhiều, hoặc hồ trồng ít cây hoặc những cây hấp thụ dinh dưỡng ít và chậm như rêu, ráy, dương xỉ, bucep.. cộng thêm hệ vi sinh quá tải không phân hủy hết lượng hữu cơ này hoặc hồ ít thay nước thì rêu hại sẽ bùng phát ngay.
  4. Mất cân bằng dinh dưỡng: Mất cân bằng có thể là do hồ thiếu Carbon, Oxi, Đa lượng, Vi lượng hoặc chất cụ thể mà làm cây không đủ dinh dưỡng và yếu dần. Khi cây yếu, lá dễ bị tổn thương và làm giá thể tốt cho rêu hại, ngoài ra khi cây thiếu một chất nào đó quan trọng, nó sẽ ngừng hấp thụ những chất còn lại trong nước, và tất nhiên lượng thức ăn miễn phí này sẽ được rêu hại tiêu thụ. Mất cân bằng dinh dưỡng cũng có thể là do dư dinh dưỡng khi hồ ít cây phát triển nhanh mà lại châm quá nhiều phân nước, đặc biệt là Sắt và Vi lượng.
  5. Nhiệt độ cũng là một nguyên nhân gây rêu hại: những khu vực nhiệt đới như Việt Nam thì vào mùa nóng, nhiệt độ lên quá cao (trên 30 độ C) thì lượng Oxi sẽ xuống thấp, gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh, cây cũng sẽ bị yếu và hút dinh dưỡng ít đi, gây mất cân bằng.

II. Những loại rêu hại thông dụng trong hồ thủy sinh và cách phòng chống

1. RÊU TÓC

Rêu tóc là một loại rêu hại màu xanh phổ biến mọc trong các bể cá bị thừa dinh dưỡng. Loại rêu tóc phổ biến nhất thuộc chi Oedogonium, ngoải tự nhiên còn có rất nhiều loại rêu tóc nữa, chúng không có nhiều điểm khác biệt, và thậm chí phải dùng đến kính hiển vi mới có thể phân biệt được. 

Rêu tóc giống như tên gọi, có ngoại hình là những sợi mảnh dài nhìn giống như tóc vậy. Chúng có thể mọc và bám vào mọi bề mặt trong bể, có thể là trên lá cây, trên đá, trên lũa, nền hoặc thậm chí là trên mặt kính. 

Nguyên nhân gây rêu

Rêu tóc là vấn đề thường thấy trong những bể cá mới làm. Các loại rêu hại sẽ dần biến mất khi hệ vi sinh và dinh dưỡng trong bể cân bằng. Rêu tóc có thể xâm chiếm bể nếu:

  • Bể cá không có CO2
  • Bể bị thừa dưỡng
  • Bể bị chiếu sáng quá nhiều và quá mạnh
  • Bể không có đủ dòng chảy

Cách trị rêu

Có thể trị rêu tóc bằng các cách sau:

  • Hạn chế thêm dinh dưỡng vào bể: Để hạn chế dinh dưỡng trong bể thì cần tránh nuôi quá nhiều cá, tránh cho cá ăn quá nhiều và sử dụng phân nước đúng liều lượng.
  • Hạn chế thời gian chiếu sáng cho bể: Chỉ nên chiếu sáng cho bể tầm 8-10 tiếng/ngày. Ánh sáng này có thể là ánh sáng gián tiếp từ mặt trời, ánh sáng đèn huỳnh quang hoặc từ đèn led. Với những bể mới làm thì chỉ nên chiếu sáng từ 4-6 tiếng/ngày. 
  • Chăm sóc cho bể định kì: thể thay 20% lượng nước bể 2 -3 lần/tuần trong thời gian mới làm bể để loại bỏ lượng dinh dưỡng dư thừa. Khi bể đã ổn định thì nên thay 10-15% lượng nước mới mỗi ngày. 
  • Thêm CO2 vào trong bể: Lượng CO2 thấp và không ổn định cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho rêu tóc xâm chiếm bể thủy sinh.
  • Trị bằng thuốc: Có thể sử dụng các loại thuốc như là API Algaefix hoặc sử dụng oxy già để bơm vào bể cá. Biện pháp nữa mà mọi người hay sử dụng CO2 lỏng. Không giống như nhiều người nghĩ, CO2 lỏng không phải là chất sử dụng để thêm CO2 vào bể cá, thay vào đó, nó là loại thuốc để ức chế rêu hại.
  • Nuôi loài ăn rêu: Rêu tóc tuy là loại rêu khó xử lý nhưng vẫn sẽ có những loài có thể ăn được loại rêu này, có thể kể đến là tép amano, tép mũi đỏ, tép thanh mai, ốc neria, cá bút chì,..

***

2. RÊU SỪNG HƯƠU

Rêu sừng hươu thường mọc thành những bụi dày trên viền hoặc là gân lá. Giống như tên gọi, khi mới bắt đầu mọc, chúng sẽ mọc lên thành nhánh, xong đó chia ra nhìn giống như hình dạng sừng hươu. So với rêu tóc, rêu sừng hươu là loại hơi khó trị hơn. 

Nguyên nhân gây rêu

Rêu sừng hươu thường mọc trên lá cây phát triển chậm như là ráy, chúng có thể bùng phát do những nguyên nhân sau:

  • Bể cá không có CO2
  • Bể bị thừa dưỡng, đặc biệt là sắt
  • Bể bị chiếu sáng quá nhiều và quá mạnh
  • Cây thủy sinh trong bể bị yếu, già, sắp chết

Cách trị rêu

Có thể trị rêu sừng hươu bằng các cách sau:

  • Hạn chế thêm dinh dưỡng vào bể: Để hạn chế dinh dưỡng trong bể thì cần tránh nuôi quá nhiều cá, tránh cho cá ăn quá nhiều và sử dụng phân nước đúng liều lượng.
  • Hạn chế thời gian chiếu sáng cho bể: Chỉ nên chiếu sáng cho bể tầm 8-10 tiếng/ngày. Ánh sáng này có thể là ánh sáng gián tiếp từ mặt trời, ánh sáng đèn huỳnh quang hoặc từ đèn led. Với những bể mới làm thì chỉ nên chiếu sáng từ 4-6 tiếng/ngày. 
  • Chăm sóc cho bể: Có thể thay 20% lượng nước bể 2 -3 lần/tuần trong thời gian mới làm bể để loại bỏ lượng dinh dưỡng dư thừa. Khi bể đã ổn định thì nên thay 10-15% lượng nước mới mỗi ngày. 
  • Thêm CO2 vào trong bể: Lượng CO2 thấp và không ổn định cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho rêu sừng hươu xâm chiếm bể thủy sinh.
  • Trị bằng thuốc: Có thể sử dụng các loại thuốc như là API Algaefix, sử dụng CO2 lỏng hoặc sử dụng oxy già để bơm vào bể cá..
  • Nuôi loài ăn rêu: Có nhiều loài có thể xử lý được rêu sừng hươu như là cá bút chì, cá otto, tép amano, tép mũi đỏ,…

***

3. TẢO NÂU

Tảo nâu là loại rêu hại màu nâu, hơi nhớt. Nó chính là khuẩn diatoms và bùng phát rất nhanh. Chúng bám trên lá cây, lũa, nền…

Nguyên nhân:
 

  • Thường xuất hiện nhiều nhất khi hồ mới set được 1 thời gian, chưa ổn định. 1 số ý kiến cho rằng tảo nâu bùng phát là do lượng silicate trong nước cao, nhưng trong nhiều trường hợp lại không thật sự chính xác. Có 1 điều chắc chắn rằng tảo nâu có liên quan mật thiết đến lượng ánh sáng dư thừa và hệ vi sinh chưa ổn định. Tảo nâu không liên quan đến lượng dinh dưỡng dư thừa trong nước, và nó sẽ không bị mất đi khi cây thủy sinh trở lên khỏe mạnh, thay nước cũng không trị được tảo nâu 1 cách hiệu quả.

Cách phòng chống:
 

  • Tảo nâu dễ dàng bị tiêu diệt bởi hóa chất như excel, glutaraldehyre (cidex), oxi già, nhưng nó sẽ mau chóng quay trở lại nếu hồ vẫn dư sáng và hệ vi sinh chưa ổn.
  •  Cách phòng tảo nâu tốt nhất là mở đèn 1 lượng vừa phải khi mới set hồ và tăng lên dần, sục oxi và chạy lọc váng, châm vi sinh để hệ vi sinh phát triển nhanh, giảm co2 nếu lượng co2 quá nhiều trong thời gian này.
  •  Cách trị tảo nâu tự nhiên nhất là giảm sáng, thả ôc nerita, cá otto, bút chì…

***

4. RÊU CHÙM ĐEN

Rêu chùm đen có tên khoa học là Audouinella . Loài rêu này thuộc loại rêu đỏ và có thể mọc trong cả môi trường nước ngọt cũng như là nước mặn. 

Chúng nhìn giống như một chùm tóc màu đen, có thể mọc trên rìa lá cây, trên lũa, đá hoặc các loại đồ trang trí khác. Ngoài màu đen, rêu còn có thể có màu xanh đậm, đỏ đậm. Rêu chùm đen thích mọc tại những khu vực có dòng chảy mạnh, tuy vậy chúng vẫn có thể mọc trong những bể có dòng chảy chậm. 

Nguyên nhân gây rêu chùm đen

  • Dinh dưỡng dư thừa: Giống như mọi loài rêu hại khác, rêu chùm đen là vấn đề xảy ra khi bể đang không ổn định, có thể là bị dư thừa dinh dưỡng.
  • Bể bị thừa dinh dưỡng: Nếu bể không được hút cặn đáy bể và thay nước thường xuyên thì sẽ có nhiều dinh dưỡng tích tụ trong bể. 
  • Bể bị thừa sáng
  • Bể bị thiếu CO2: Thông thường thì khá ít người nuôi cá mà có sử dụng CO2. Nếu bể cá của mọi người bị thiếu CO2 thì rêu sẽ lấy carbon từ HCO3- dễ hơn so với cây thủy sinh.

Cách trị rêu chùm đen

  • Rêu chùm đen có thể tách carbon khỏi ion hydro carbonat, tạo ra ion hydroxit, làm tăng pH. Rêu chùm đen khi đó tạo ra quả trình khử canxi sinh học, tạo ra CaCO3, sau đó rêu có thể sử dụng chất này để củng cố thành tế bào. Quá trình này giúp cho rêu chùm đen khó trị hơn và các loài ăn rêu khó xử lý rêu chùm đen hơn so với các loại rêu hại khác. Để xử lý rêu thì bạn có thể thử: 
  • Sử dụng CO2 lỏng hoặc oxy già để bơm vào rêu: Oxy già nồng độ 3% có thể được sử dụng để diệt rêu chùm đen. Lượng oxy già an toàn để sử dụng cho bể cá là vào khoảng 1ml cho mỗi 2 lít nước. Ngoài ra có thể sử dụng xilanh để bơm trực tiếp oxy già vào rêu chùm đen.
  • Nuôi các loài ăn rêu: Chỉ có một số loài có thể xử lý được rêu chùm đen. Loài cá ăn rêu chùm đen tốt nhất là cá bút chì. Cá bút chì có thể ăn được rêu chùm đen cũng như nhiều loại rêu hại khác. Ngoài ra, có thể thử nuôi tép amano. 
  • Hạn chế thêm dinh dưỡng vào bể: Để hạn chế dinh dưỡng trong bể thì bạn cần: Tránh nuôi quá nhiều cá, tránh cho cá ăn quá nhiều và sử dụng phân nước đúng liều lượng.
  • Hạn chế thời gian chiếu sáng cho bể: Chỉ nên chiếu sáng cho bể tầm 8-10 tiếng/ngày. Ánh sáng này có thể là ánh sáng gián tiếp từ mặt trời, ánh sáng đèn huỳnh quang hoặc từ đèn led. Với những bể mới làm chỉ nên chiếu sáng từ 4-6 tiếng/ngày. 
  • Chăm sóc cho bể: Có thể thay 20% lượng nước bể 2 -3 lần một tuần trong thời gian mới làm bể để loại bỏ lượng dinh dưỡng dư thừa. Khi bể đã ổn định thì nên thay 10-15% lượng nước mới mỗi ngày. 
  • Thêm CO2 vào trong bể: Lượng CO2 thấp và không ổn định cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho rêu chùm đen xâm chiếm bể thủy sinh.

***

5. RÊU NƯỚC XANH

Rêu nước xanh trong bể cá được tạo thành từ hàng triệu cá thể tảo phù du, còn được gọi là tảo lam. Tảo lam có kích thước nhỏ, không thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Vào giai đoạn ban đầu, khi mà chúng chưa có nhiều, mọi người chỉ thấy bể cá hơi ngả xanh. Nhưng sau đó chúng sẽ phát triển nhanh chóng nếu không có biện pháp xử lý, nước sẽ ngày càng trở nên đục hơn, đến mức không nhìn rõ cây cối trong bể. Trong một số trường hợp, khi tình trạng đã quá nặng thì rêu nước xanh sẽ làm bể cá đục ngầu. Lúc đó sẽ không thể nhìn thấy được gì trong bể nữa. 

Nguyên nhân gây rêu

Nguyên nhân chính khiến hình thành rêu nước xanh là do bể có ánh sáng quá mạnh. Đó là lý do loài rêu này có thể phát triển mạnh tại những bể cá ngoài trời. Các nguyên nhân khác có thể kể đến là:

  • Bể cá không có CO2
  • Bể bị thừa dưỡng

Cách trị rêu

Có thể trị rêu nước xanh bằng các cách sau:

  • Hạn chế thời gian chiếu sáng cho bể: Chỉ nên chiếu sáng cho bể tầm 8-10 tiếng/ngày. Ánh sáng này có thể là ánh sáng gián tiếp từ mặt trời, ánh sáng đèn huỳnh quang hoặc từ đèn led. Với những bể mới làm thì chỉ nên chiếu sáng từ 4-6 tiếng/ngày. 
  • Hạn chế thêm dinh dưỡng vào bể: Để hạn chế dinh dưỡng trong bể thì cần: Tránh nuôi quá nhiều cá, tránh cho cá ăn quá nhiều và sử dụng phân nước đúng liều lượng.
  • Chăm sóc cho bể: Có thể thay 20% lượng nước bể 2 -3 lần một tuần trong thời gian mới làm bể để loại bỏ lượng dinh dưỡng dư thừa. Khi bể đã ổn định thì nên thay 10-15% lượng nước mới mỗi ngày. 
  • Thêm CO2 vào trong bể: Lượng CO2 thấp và không ổn định cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho rêu nước xanh xâm chiếm bể thủy sinh.
  • Sử dụng đèn UV: Đây là công cụ tuyệt vời để có thể xử lý được rêu nước xanh. Nếu sử dụng đúng thì đèn UV có thể giải quyết hết rêu nước xanh chỉ trong một vài ngày. 

***

6. RÊU ĐỐM XANH

Rêu đốm xanh là loại rêu giống như tên gọi – có hình dang nhỏ lốm đốm. Chúng thường mọc trên các vật thể cố định như mặt kính, bề mặt đá và gỗ hoặc trên các loại lá cây cứng và lớn. 

Nguyên nhân gây rêu

  • Giống như mọi loại rêu khác, mất cân bằng dinh dưỡng là nguyên nhân khiến rêu đốm xanh xuất hiện. Nhiều chuyên gia cho rằng những lý do sau là nguyên nhân chính.
  • Quá nhiều ánh sáng: giống các loại rêu khác, lượng ánh sáng quá cao, dù là từ cửa sổ hay từ ánh sáng đèn bể cá, có thể là nguyên nhân khiến rêu đốm xanh phát triển.
  • Nồng độ phosphat thấp : Nồng độ phosphate trong bể thấp cũng có thể là nguyên nhân khiến rêu đốm xanh phát triển,..

Cách xử lý rêu đốm xanh

  • Xử lý thủ công: Có thể sử dụng cạo rêu chuyên dụng hoặc là một chiếc thẻ cứng như thẻ ngân hàng. Bây giờ, mọi người cầm thẻ và cho tay vào bể sau đó bắt đầu quẹt nó xuống mặt kính – mọi người sẽ thấy rêu đốm xanh bắt đầu bong ra dần dần khỏi kính. Cứ tiếp tục cạo cho đến khi kính sạch rêu, sau đó thay nước để loại bỏ các đốm rêu vừa bị cạo.
  • Nuôi các loài ăn rêu: Khi nhắc đến loài ăn rêu đốm xanh thì chỉ có một loài có thể đảm nhận việc này, đó là ốc Nerita. Ốc nerita sẽ sẽ đi tìm kiếm rêu khắp bể để tìm rêu ăn, dù cho đó là ở trên mặt kính hay trên lũa, đá, ốc Nerita sẽ tìm và ăn sạch chúng.
  • Hạn chế thời gian chiếu sáng cho bể: Chỉ nên chiếu sáng cho bể tầm 8-10 tiếng/ngày. Ánh sáng này có thể là ánh sáng gián tiếp từ mặt trời, ánh sáng đèn huỳnh quang hoặc từ đèn led. Với những bể mới làm thì chỉ nên chiếu sáng từ 4-6 tiếng/ngày. 

***

7. RÊU BỤI XANH

Rêu bụi xanh nhìn khá giống rêu đốm xanh. Chúng có thể phát triển thành từng mảng trên kính. Tuy nhiên, rêu bụi xanh bám lỏng hơn nhiều, chúng có thể dễ bị cạo đi và bám vào các bề mặt khác trong bể như là nền, đá, lá cây,…

Nguyên nhân gây rêu

  • Bể cá không có CO2
  • Bể bị thừa dưỡng
  • Bể bị chiếu sáng quá nhiều và quá mạnh

Cách trị rêu

Có thể trị rêu tóc bằng các cách sau:

  • Hạn chế thêm dinh dưỡng vào bể: Để hạn chế dinh dưỡng trong bể thì cần tránh nuôi quá nhiều cá, tránh cho cá ăn quá nhiều và sử dụng phân nước đúng liều lượng.
  • Hạn chế thời gian chiếu sáng cho bể: Chỉ nên chiếu sáng cho bể tầm 8-10 tiếng/ngày. Ánh sáng này có thể là ánh sáng gián tiếp từ mặt trời, ánh sáng đèn huỳnh quang hoặc từ đèn led. Với những bể mới làm thì chỉ nên chiếu sáng từ 4-6 tiếng/ngày. 
  • Chăm sóc cho bể định kì: Có thể thay 20% lượng nước bể 2 -3 lần một tuần trong thời gian mới làm bể để loại bỏ lượng dinh dưỡng dư thừa. Khi bể đã ổn định thì nên thay 10-15% lượng nước mới mỗi ngày. 
  • Thêm CO2 vào trong bể: Lượng CO2 thấp và không ổn định cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho rêu tóc xâm chiếm bể thủy sinh.

***

 

Copyright 2023 @ https://thuysinhabc.com/ - Design by saigonwebsite.com.vn

0867111291

Zalo
Hotline